Sau cuộc "trưng cầu dân ý" cuối năm 2010 Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết từ các thành viên ban giám khảo. Cuối tháng 3/2011, thành viên ban tổ chức avf ban giám khảo đã có một cuộc gặp mặt vui vẻ và chính thức khởi động cuộc thi. Ngay sau đó, cuộc thi chính thức được khởi động.
Đối tượng dự thi
- Mọi sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sau khi xem xét lựa chọn các dự án khuyến nghị của BTC đều có thể đăng ký và gửi đề cương dự án tham gia dự giải.
- Các trường có thể tổ chức đăng ký và thành lập nhiều đội dự án tham dự và cử giảng viên làm đồng hướng dẫn (co-mentor) cho các nhóm dự án của mình.
Thời hạn cuộc thi
- Từ 01/4 đến 30/4/2011, ngay sau khi gửi thư này đến các Công ty, Trường, Ban tổ chức bắt đầu nhận và công bố trên website của cuộc thi danh sách các dự án PMNM của Giải thưởng “Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở” do các Doanh nghiệp, các Đơn vị và Trường đại học đăng ký tham gia hỗ trợ và danh sách các hướng dẫn viên (mentor) cho mỗi dự án.
- Từ 1/5 đến 29/5/2011 các Đội tuyển gửi (qua email) đăng ký tham dự với dự án lựa chọn theo danh sách đã công bố (theo mẫu phiếu đăng ký trên website của cuộc thi)
- Từ 30/5 đến 5/6/2011 Ban Tổ chức sẽ tiến hành đánh giá các đề cương và công bố danh sách các đội tuyển được chọn để thực hiện các dự án. Các đội được chọn này sẽ được nhận kinh phí đầu tư từ nhà tài trợ (nếu dự án có nhà tài trợ riêng), hoặc từ BTC để thực hiện dự án. Một hợp đồng sẽ được gửi qua email đến trưởng nhóm để ký và gửi lại BTC. Sau khi nhận được hợp đồng từ phía các nhóm dự án, một nửa số tiền tài trợ sẽ được chuyển ngay cho nhóm (qua tài khoản hoặc qua bưu điện) chậm nhất là trong 3 tuần kế tiếp.
- Từ 6/6 đến 4/9/2011 thực hiện dự án (3 tháng) chia làm 2 giai đoạn.
- Ngày 15/7/2011 hướng dẫn viên chính các nhóm gửi phiếu đánh giá (theo mẫu) tiến độ thực hiện dự án do mình hướng dẫn về cho BTC và kiến nghị về việc có cho nhóm dự án tiếp tục hay không. Nếu được, nửa số tiền đầu tư còn lại sẽ được chuyển nốt cho nhóm trong 3 tuần tiếp theo.
- Trước 0h ngày 5/9/2011 các Đội tuyển gửi sản phẩm dự thi về Ban Tổ chức bằng email (theo qui định sẽ được công bố trên website cuộc thi). Hướng dẫn viên cũng gửi phiếu đánh giá cuối cùng của mình cho BTC chậm nhất vào ngày hôm sau.
- Từ 6/9 đến 17/9/2011 Hội đồng chấm sản phẩm và đánh giá xếp thứ hạng. Danh sách 5 đội tuyển vào chung khảo sẽ được công bố vào ngày 18/9/2011.
- Chấm chung khảo và trao giải sẽ được tiến hành vào đầu tháng 10/2011 trong kỳ thi và Lễ Tổng kết và trao giải Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 20 tại Đại học Cần Thơ. Kết quả cuộc thi, tiêu chí chấm điểm của Hội đồng, danh sách Hội đồng và thứ hạng các sản phẩm cùng mã nguồn sẽ được công bố trên Website cuộc thi.
Cơ cấu giải thưởng
- 01 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng và phần thưởng của nhà tài trợ
- 01 giải nhì trị giá 10 triệu đồng và phần thưởng của nhà tài trợ
- 01 giải ba trị giá 5 triệu đồng và phần thưởng của nhà tài trợ
- 02 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng và giải thưởng của các Nhà tài trợ.
- Các giải chính thức (Nhất, Nhì, Ba) được nhận bằng khen và chứng nhận của BTC.
(Giá trị giải chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân)
Đánh giá trao giải
- Hội đồng sơ khảo sẽ thử nghiệm sản phẩm và đối chiếu với đề cương dự án trong hồ sơ đăng ký của thí sinh để cho điểm sản phẩm. Sau đó sẽ chọn ra 5 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng Chung khảo.
- Hội đồng Chung khảo sẽ nghe đại diện các Đội tuyển bảo vệ và chất vấn trực tiếp để chọn ra : 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, và 02 giải khuyến khích.
- Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo công khai qua website chính thức của cuộc thi www.olp.vn/mhst
- Các đội tuyển vào Chung khảo sẽ tới Hà Nội để bảo vệ sản phẩm và nhận giải thưởng. Chi phí ở và đi lại tới Hà Nội sẽ do Ban Tổ chức hỗ trợ một phần cho các đội tuyển không ở Hà Nội (hỗ trợ chi phí cho mỗi Đội tuyển tương đương với 2 thành viên tham dự).
- Lễ trao giải được tổ chức đồng thời tại Lễ Tổng kết và trao giải Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 20 tổ chức vào cuối tháng 10/2011 tại thành phố Cần Thơ.
Các thông tin khác có thể tìm hiểu thêm tại đây:
Về MHST-FOSS và cộng đồng NukeViet:
Năm 2009, cộng đồng NukeViet có một đội tham gia MHST-FOSS vào đến vòng 2 (bị loại ở vòng chung khảo).
Năm 2010, cộng đồng NukeViet mải sáng tạo NukeViet 3 nên chỉ có Ban Quản Trị tham gia dưói danh nghĩa thành viên ban giám khảo.
Năm 2011, Ban Quản Trị phát động cộng đồng tham gia dự thi.
Cộng đồng mã nguồn mở NukeViet và Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) sẽ có những hỗ trợ như sau đối với các đội thi sử dụng mã nguồn mở NukeViet (có thể tự xây dựng ý tưởng hoặc sử dụng ý tưởng do Ban Quản Trị NukeViet xây dựng):
- Bảo trợ cho tất cả các đội sử dụng mã nguồn mở NukeViet để tham gia cuộc thi:
- Cung cấp hosting, tên miền tài trợ.
- Cung cấp các tài liệu kỹ thuật liên quan đến mã nguồn mở NukeViet.
- Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các đội (mentor).
- Hậu thuẫn khác dành cho các đội:
- Tạo forum trên diễn đàn của cộng đồng mã nguồn mở NukeViet để cộng đồng góp ý cho dự án;
- Cập nhật các thông tin về cuộc thi lên website của cộng đồng mã nguồn mở NukeViet...
- Phát động cộng đồng mã nguồn mở NukeViet đóng góp ý tưởng, tham gia, thử nghiệm và có các ủng hộ khác cho cuộc thi.
- Trao thưởng riêng cho những đội xuất sắc nhất có sản phẩm xây dựng từ mã nguồn mở NukeViet. Tổng giá trị giải thưởng mà VINADES cam kết tài trợ cho các đội có sản phẩm dựa trên NukeViet tham gia cuộc thi năm tới là 10 triệu đồng. Cơ cấu và quy định trao thưởng sẽ công bố chi tiết sau để ban tổ chức tiện đưa lên các phương tiện truyền thông.
Nếu bạn có bất cứ ý tưởng nào muốn gửi cho Ban Quản Trị hoặc muốn tham gia dự thi, vui lòng liên hệ về email [email protected] để được tư vấn.