I. Lịch sử ra đời của Redis
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự ra đời của Redis. Câu chuyện bắt đầu khi tác giả của Redis, Salvatore Sanfilippo (nickname: antirez), cố gắng làm những công việc gần như là không thể với SQL Database!
Server của antirez nhận 1 lượng lớn thông tin từ nhiều trang web khác nhau thông qua JavaScript tracker, lưu trữ n page view cho trừng trang và hiển thị chúng theo thời gian thực cho user, kèm theo đó là lưu trữ 1 lượng nhỏ lịch sử hiển thị của trang web. Khi số lượng page view tăng đến hàng nghìn page trên 1 giây, antirez không thể tìm ra cách tiếp cận nào thực sự tối ưu cho việc thiết kế database của mình. Tuy nhiên, anh ta nhận ra rằng, việc lưu trữ 1 danh sách bị giới hạn các bản ghi không phải là vấn đề quá khó khăn. Từ đó, ý tưởng lưu trữ thông tin trên RAM và quản lý các page views dưới dạng native data với thời gian pop và push là hằng số được ra đời. Antirez bắt tay vào việc xây dựng prototype bằng C, bổ sung tính năng lưu trữ thông tin trên đĩa cứng và… Redis ra đời.
Đến nay cộng đồng người sử dụng và phát triển Redis đang dần trở lên lớn mạnh, redis.io trở thành cổng thông tin cho người làm việc với Redis.
Đến đây có thể nhiều người sẽ muốn download và chạy thử xem câu lệnh Redis như nào, giống và khác gì so với bài học vỡ lòng về MySQL. Tuy nhiên bài viết này sẽ không tập trung vào việc cài đặt và chạy các câu lệnh của Redis, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu các đặc trưng nổi bật của Redis.
II. Các đặc điểm nổi bật của Redis
1. Data model
Khác với RDMS như MySQL, hay PostgreSQL, Redis không có table (bảng). Redis lưu trữ data dưới dạng key-value. Thực tế thì memcache cũng làm vậy, nhưng kiểu dữ liệu của memcache bị hạn chế, không đa dạng được như Redis, do đó không hỗ trợ được nhiều thao tác từ phía người dùng. Dưới đây là sơ lược về các kiểu dữ liệu Redis dùng để lưu value.
STRING: Có thể là string, integer hoặc float. Redis có thể làm việc với cả string, từng phần của string, cũng như tăng/giảm giá trị của integer, float.
LIST: Danh sách liên kết của các strings. Redis hỗ trợ các thao tác push, pop từ cả 2 phía của list, trim dựa theo offset, đọc 1 hoặc nhiều items của list, tìm kiếm và xóa giá trị.
SET: Tập hợp các string (không được sắp xếp). Redis hỗ trợ các thao tác thêm, đọc, xóa từng phần tử, kiểm tra sự xuất hiện của phần tử trong tập hợp. Ngoài ra Redis còn hỗ trợ các phép toán tập hợp, gồm intersect/union/difference.
HASH: Lưu trữ hash table của các cặp key-value, trong đó key được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo thứ tự nào cả. Redis hỗ trợ các thao tác thêm, đọc, xóa từng phần tử, cũng như đọc tất cả giá trị.
ZSET (sorted set): Là 1 danh sách, trong đó mỗi phần tử là map của 1 string (member) và 1 floating-point number (score), danh sách được sắp xếp theo score này. Redis hỗ trợ thao tác thêm, đọc, xóa từng phần tử, lấy ra các phần tử dựa theo range của score hoặc của string.
2. Master/Slave Replication
Đây không phải là đặc trưng quá nổi bật, các DBMS khác đều có tính năng này, tuy nhiên chúng ta nêu ra ở đây để nhắc nhở rằng, Redis không kém cạnh các DBMS về tình năng Replication.
3. Clustering
Nếu sử dụng MySQL, bạn phải trả phí để có thể sử dụng tính năng này, còn với họ NoSQL DBMS, tính năng này hoàn toàn free. Tuy nhiên, Redis Cluster đang ở phiên bản alpha, và chúng ta sẽ cùng chờ đợi phiên bản chính thức ra đời. Chúng ta sẽ đề cập đến tính năng này qua 1 bài viết khác, khi Redis Cluster có phiên bản chính thức.
4. In-memory
Không như các DBMS khác lưu trữ dữ liệu trên đĩa cứng, Redis lưu trữ dữ liệu trên RAM, và đương nhiên là thao tác đọc/ghi trên RAM. Với người làm CNTT bình thường, ai cũng hiểu thao tác trên RAM nhanh hơn nhiều so với trên ổ cứng, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ có cùng câu hỏi: Điều gì xảy ra với data của chúng ta khi server bị tắt?
Rõ ràng là toàn bộ dữ liệu trên RAM sẽ bị mất khi tắt server, vậy làm thế nào để Redis bảo toàn data và vẫn duy trì được ưu thế xử lý dữ liệu trên RAM. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế lưu dữ liệu trên ổ cứng của Redis trong phần tiếp theo của bài viết.
III. Redis Persistence
Như đã đề cập ở trên, mặc dù làm việc với data dạng key-value lưu trữ trên RAM, Redis vẫn cần lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng. Có 2 lý do cho việc này, 1 là để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi có sự cố xảy ra (server bị tắt nguồn) cũng như tái tạo lại dataset khi restart server, 2 là để gửi data đến các slave server, phục vụ cho tính năng replication. Redis cung cấp 2 phương thức chính cho việc sao lưu dữ liệu ra ổ cứng, đó là RDB và AOF.
1. RDB (Redis DataBase file)
Cách thức làm việc
RDB thực hiện tạo và sao lưu snapshot của DB vào ổ cứng sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
Ưu điểm
Nhược điểm
2. AOF (Append Only File)
Cách thức làm việc
AOF lưu lại tất cả các thao tác write mà server nhận được, các thao tác này sẽ được chạy lại khi restart server hoặc tái thiết lập dataset ban đầu.
Ưu điểm
Nhược điểm
3. Dùng RDB hay AOF?
Câu hỏi đặt ra là, chúng ta nên dùng RDB hay AOF?
Mỗi phương thức đều có ưu/nhược điểm riêng, và có lẽ cần nhiều thời gian làm việc với Redis cũng như tùy theo ứng dụng mà đưa ra lựa chọn thích hợp. Nhiều người chọn AOF bới nó đảm bảo toàn vẹn dữ liệu rất tốt, nhưng Redis developer lại khuyến cáo nên dùng cả RDB, bởi nó rất thuận tiện cho việc backup database, tăng tốc độ cho quá trình restart cũng như tránh được bug của AOF.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, Redis cho phép không sử dụng tính năng lưu trữ thông tin trong ổ cứng (không RDB, không AOF), đồng thời cũng cho phép dùng cả 2 tính năng này trên cùng 1 instance. Tuy nhiên khi restart server, Redis sẽ dùng AOF cho việc tái tạo dataset ban đầu, bới AOF sẽ đảm bảo không bị mất mát dữ liệu tốt hơn là RDB.
Kết
Bài viết trên đây đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của Redis, cũng như những vấn đề người dùng cần lưu tâm khi sử dụng Redis. Trong các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thực hành Redis để tìm hiểu rõ hơn về các function của DBMS này.
Nguồn :
http://blog.lvduit.com/2015/04/database-tim-hieu-ve-csdl-redis.html
https://convoicoi.wordpress.com/2015/04/28/tim-hieu-co-ban-ve-csdl-redis/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn