Cơ hội cho sự phát triển mã nguồn mở ở Việt Nam
Mã nguồn mở đang đuợc chính phủ hỗ trợ và vận động phát triển. Hưởng ứng chủ trương này, Công ty Vinades (tiền thân của Ban quản trị Cộng đồng mã nguồn mở NukeViet) đang nỗ lực để phát triển mã nguồn mở NukeViet ở Việt Nam.
|
Ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Vinades chia sẻ, trong những năm qua, phần mềm nguồn mở (PMNM) đã được biết đến nhiều tại thị trường CNTT Việt Nam, nhưng việc sử dụng PMNM chưa được mạnh mẽ do sử dụng phần mềm nguồn đóng đã trở thành thói quen cố hữu của số đông. Vì thế, việc tạo dựng một cộng đồng người sử dụng với PMNM là rất cần thiết.
Thời gian qua, Vinades đã nỗ lực chuẩn bị cho việc phát triển NukeViet ở Việt Nam: xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho NukeViet với đích đến là sản phẩm phần mềm hàng đầu của Việt Nam hỗ trợ thương mại điện tử và truyền thông, đưa NukeViet thành một phần mềm quản lý ứng dụng trực tuyến; phát triển NukeViet theo mô hình chuyên nghiệp với sự cộng tác 3 bên (đội ngũ phát triển, cộng đồng người sử dụng và các đơn vị cung cấp hosting); Xây dựng mạng lưới các nhà phân phối và khai thác mã nguồn mở NukeViet; hỗ trợ phát triển cộng đồng mã nguồn mở…
Với những kế hoạch trên, ông Thế Hùng cho rằng NukeViet sẽ tạo ra một nhu cầu nghề nghiệp mới cho cộng đồng. Và chính nhu cầu nghề nghiệp này đòi hỏi sự cần thiết phải có một chứng chỉ nghề nghiệp để công nhận cho những người dùng đủ trình độ nhất định để họ tạo cơ hội tìm kiếm việc làm.
Song song với những việc làm cụ thể nêu trên, ông Hùng cho biết Vinades cũng đang tiến hành các thủ tục hành chính theo quy định của nhà nước để chứng chỉ đào tạo về NukeViet được trở thành một trong những chứng chỉ CNTT chính thức trong hệ thống văn bằng chứng chỉ quốc gia.
Phải đáp ứng nhu cầu thị trường
Khi một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được ứng dụng nhiều, xã hội tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về các kỹ sư có khả năng sử dụng ngôn ngữ đó. Và, khi đã có một nhu cầu nghề nghiệp, rất cần đến sự chứng nhận về chuyên môn đối với những người có khả năng. Ước tính, Việt Nam hiện có trên 80.000 tên miền website được đăng ký từ các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Chỉ cần 10% số website này sử dụng NukeViet và có nhu cầu quản trị thì sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm, chưa kể đến các nhu cầu khác phục vụ các ứng dụng bổ sung như thiết kế giao diện, lập trình ứng dụng…
Theo đánh giá của ông Nguyễn Chí Công, Trưởng ban KHCN Hội Tin học Việt Nam, NukeViet có một cộng đồng người sử dụng khá đông, chỉ sau Joomla và Wordpress. Việt Nam đang cần áp dụng nhiều thành tựu của thế giới, trong đó có PMNM. Do đó, việc khuyến khích các cộng đồng nghề nghiệp tổ chức dào tạo để mở rộng đội ngũ người sử dụng là điều nên làm.
Trên thực tế, việc một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được đào tạo và được xếp vào hệ thống văn bằng chứng chỉ quốc gia không phải chuyện lạ. Đơn cử tại Nga, nước này có hẳn một trường ĐH chuyên đào tạo về PHP (một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở đang rất phổ biến). Tại Việt Nam, một số trường ĐH cũng đã đưa vào chương trình đào tạo nội dung về mã nguồn mở như Viện Tin học Pháp ngữ…
“Người học sử dụng mã nguồn mở NukeViet không chỉ tiếp nhận các kiến thức về mã nguồn mở NukeViet mà còn được học hỏi rất nhiều về công nghệ cũng như tăng khả năng phát triển các kỹ năng mềm nhằm phục vụ công việc chuyên môn của bản thân. Quá trình phát triển NukeViet 5 năm qua cho thấy những thành viên đã sử dụng NukeViet đến từ mọi ngành nghề, hầu hết trong số những thành viên ban đầu đều đã trưởng thành và rất nhiều người trong số đó đã là những lãnh đạo hoặc có những công việc ổn định. Các thành viên kỳ cựu của diễn đàn NukeViet.vn khi gặp nhau ngoài đời đều có nhận xét rằng, NukeViet đã mang lại cho họ những kiến thức mà nhờ đó mà họ có được vị trí hiện nay trong công việc chuyên môn”, ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Vinades.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn